Bài đăng nổi bật

Một số mặt hàng Tạp Hóa Món Huế tham khảo

1/ Bánh canh bột mì :  2/ Bánh canh bột gạo Huế 3/ Bánh canh bột lọc Huế 4/ Mắm nêm Huế 5/ Mắm rò Hu...

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Cách Nấu Chè Long Nhãn


Gọi là chè long nhãn bởi vì khi nấu xong những hạt chè giống mắt rồng. Đúng tên món ăn gọi là chè hạt sen nhãn lồng.
Nguyên liệu:
1/ 100gr hạt sen tươi đã làm sạch, soi tim
2/ 100gr nhãn lồng, trái to, cơm dày, lựa trái ráo khi nấu nước giòn, trái ướt không bóc được hột  ra
3/ ½ kg đường phèn nước trắng
4/ 3 ống vani
Cách làm:
 Nấu hạt sen:  lửa nhỏ để hạt sen chín đều, không nát. Lúc hạt sen chín, lựa những hạt đã nở bung gắp từ từ ra. Hạt không nở thường không dùng ( 100 hạt lựa chừng 60-70 hạt)
Lúc gắp hết hạt sen nở ra rồi, bỏ đường phèn vào nước hạt sen nấu cho tan ( chừng 1l nước). Nếu nước hạt sen còn ít thì  nước lạnh vào, thử lại độ ngọt của chè.
Đường tan  hết, bỏ từ từ hạt sen chín vào, lửa nhỏ để hạt sen thấm mà không nát
Bỏ vani vào
Khi hạt sen đã thấm ngọt, ta vớt hết hạt sen ra tô
Làm nhãn lồng: rửa sạch nhãn lồng, bóc vỏ bên ngoài
Lấy tăm hay mũi dao nhỏ, mỏng lấy hạt nhãn ra. Lấy làm sao mà quả nhãn không bị bể, không bị dập nát
Lồng hạt sen: lấy từ hạt sen đã nấu chè xong, bỏ vào quả nhãn đã lất hột, nhãn sẽ ôm gọn hạt sen vào trong
Bỏ tất cả nhãn bọc hạt sen trở lại nước chè sen để cho thấm ngọt, bỏ vào tủ lạnh

Bấy giờ nước chè đã thơm phức mùi nhãn lồng vừa thanh vừa ngọt lại rất ngon


Mua hạt sen Huế chính gốc, truy cập tại hạt sen Huế Hồ Tịnh Tâm hoặc địa chỉ fanpage đặc sản huế

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Bánh Cuốn Thịt Nướng Kiểu Huế



Hôm nay mình sẽ mời cả nhà thưởng thức bánh ướt thịt nướng kiểu Huế cho ngày mới nha!
Bánh ướt thịt nướng của Huế tương tự như món gỏi cuốn miền Nam nhưng bánh cuốn bên ngoài là loại bánh ướt đặc biệt mềm và dai, bên trong cuốn bằng thịt nướng và rau. Nước chấm không phải là nước mắm chua cay mà là tương mè đậu nấu ngọt. Bánh ướt thịt nướng hấp dẫn thực khách nhờ thịt nướng sả thơm ngào ngạt

I. Nguyên liệu: 10 người ăn
1/ Thịt heo 0,5 kg, phải mua thịt nạc heo dăm thì mới mềm và béo
2/ Thịt bò 0,5 kg, loại phi mềm
3/ Bánh ướt 1kg đặt bằng chiếc đĩa tròn loại bánh tráng đặc biệt rất vừa cuốn
4/ nước chấm: tương bần xay 1 lít, gan heo 200gr, mè rang 100gr, đậu phộng rang 200gr, tỏi xay 100gr, sả xay 100gr.
5/ Rau cuốn bánh: ngò rí , rau răm , húng xoắn hay rau thơm

II. Cách làm:
Nướng thịt: nạc dăm heo và phi bò xắt thật mỏng nhưng lát to
Trộn đều 2 thứ và ướp tỏi xay, tiêu, bột ngọt, chút đường, sả xay, chút nước mắm ngon, vài thìa dầu ăn
Thịt ướp xong có thể nướng bằng vỉ hay đũa tre chẻ đôi cặp thịt để trên lò than nướng. Dầu ướp trong thịt sẽ chảy ra rất thơm
Cuốn bánh: trải bánh lên chiếc mâm nhỏ, để ít rau đủ thứ, để thịt nướng lên rau và cuốn lại. bẻ 2 đầu bánh cho gọn và đẹp
Nấu nước chấm: rang đậu phộng và mè vỏ cho thật vàng, sau đó đâm thật nhỏ. Bằm gan heo cho mịn ướp gia vị tiêu hành tỏi, ít bột ngọt.
Dầu ăn phi tỏi cho thơm rồi để gan heo vào quậy mạnh. Đổ tương vào và thêm thật nhiều đường vì loại nước chấm này cần ngọt.
Thắng ít hột màu điều đổ lên chén nước chấm cho đẹp mà không cay.


Thế là đã có một dĩa bánh ướt ngon lành. Bánh ướt thịt nướng người Huế thường ăn vào buổi trưa hay chiều.

Mua các loại đặc sản Huế ở Sài Gòn, truy cập thêm http://www.banhcanhhue.com.vn/ hoặc chuyên trang Đặc sản Huế làm quà

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Một số mặt hàng Tạp Hóa Món Huế tham khảo



1/ Bánh canh bột mì : 


2/ Bánh canh bột gạo Huế



3/ Bánh canh bột lọc Huế



4/ Mắm nêm Huế


5/ Mắm rò Huế


6/ Mắm ruốc Huế



7/ Tôm chua Huế

8/ Tôm nõn Huế



9/ Trái vả

10/ Hành tăm ( ném)


11/ Chả lá Huế



12/ Giò sống ( mộc ) Huế: mộc cua, mộc heo




13/ Bì heo ( lớn , nhỏ)






Ngoài ra còn  có hàng chục mặt hàng khác, liên hệ ngay #Tạp hóa món Huế nhé!
090 364 3435 (Nhật Tâm)



Báo gía mặt hàng Tạp Hóa Món Huế

STT  Mặt hàng Loại  Giá lẻ
1 Mắm Ruốc Ký 52
2   Ruốc Bà Duệ ( 500gr) 27
3   Ruốc Bà Duệ ( 200gr) 15
4   Ruốc Bà Duệ ( 100gr) 10
5   Mắm rò Bà Duệ ( 500gr) 29
6   Mắm tôm chua Bà Duệ 39
7   Mắm cá cơm Bà Duệ  30
8   Mắm nêm Bà Duệ ( 500ml) 16
9   Mắm nêm Bà Duệ ( 350ml) 15
       
10 Bánh canh Bột gạo 20
11   Bột lọc 20
12   Bột mì 25
13   Hàng đặt ( làm bánh…) 20
14   Bột trảng bàng 20
       
15 Giò chả Chả bò 270
16   Chả lụa 140
17   Chả lá 30
18   Giò sống ( heo, cua) 140
19   Giò sống ( heo ) 120
20   Nem chua Huế 70
21   Tré ( theo thời giá) Liên hệ
       
22 Đặc sản miền Trung Ném( hành tăm) 20
23   Trái vả 20
24   Dưa môn 20
25   Nghệ viên 70
26   Ớt màu Huế ( đặc biệt) 160
27   Ớt màu Huế hạt lớn 90
28   Da heo khô 200
29   Mè xửng Liên hệ
30   Hạt  sen khô
       
31 Đồ khô Mực nước lèo 300
32   Mực khô 600
33   Mực khô 700
34   Mực khô 800
35   Tôm khô (loại 1) 1000
36   Tôm khô( loại 2) 500
37   Tôm khô ( loại 3) 350
38   Lạp xưởng thường 100
39   Lạp xưởng vịt, tôm, heo Liên hệ
     
40 Chuyên sỉ quán ăn, bánh mì Bì heo cọng nhỏ
41   Bì heo cọng lớn
42   Pate
43  
44   Đồ chua
45   Thính gạo
46   Chà bông heo 100
47     200
48     300
       
49 Chả giò Cầu Tre, Vissan, Bông Sen Vàng Liên hệ
50   Loại:
51   Rế, xốp chay gồm các vị:
52   Thịt heo
53   Hải sản
54   Tôm cua
55   Con tôm
56   Cá viên 60
57   Bò viên 150

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

BẮP CHUỐI BÓP DA HEO LUỘC

BẮP CHUỐI BÓP DA HEO LUỘC- MÓN RẺ MÀ KHÔNG NGHÈO HƯƠNG VỊ!

Bắp chuối bóp da heo luộc, nghe cái tên có lẽ nhiều người chắc lưỡi, món bèo này mà ngon lành gì! Bèo thật, toàn những nguyên liệu mà bà nội trợ ra chợ, đồng chị đồng em lắm khi… chảnh không dám ngó ngàng tới. Chao ôi, thử làm ăn đi, ngon phải biết!

Nhớ món này thời xa lắc kìa, những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước khi khó khăn quá sức, mẹ tôi đi chợ mua da heo với hai mục đích: lạng lọc mỡ còn bám theo da để thắng cho vô vịm – kể tới mỡ heo mà vẫn thèm trong ký ức, còn da suông nấu với củ cải, su, khoai… thay giò heo – như nồi canh súp – ai thấy cũng oách lắm chớ; hoặc bóp gỏi.

Ngày nay người ta kỵ ăn mỡ, nhưng tuần rồi, nhà người bạn đổ bánh xèo, mời sang ăn chơi; thật ngon nhưng mọi người trong bàn hôm đó đều thấy: thiếu thịt ba rọi. Phu nhân gia chủ bảo, “giờ ngoài chợ toàn thịt siêu nạc không à! Khó tìm thịt mà có da có mỡ”. Đó là miếng ngon chớ phải vừa đâu. Nhiều thực khách giờ ăn thịt gà, giò heo phải lột da vì dưới da có mỡ! Khoa học còn cho thấy, chất béo cần cho hoạt động của bộ não con người. Cho nên kỵ thì cũng vừa vừa thôi. Đời đúng là kỵ quá mất… ngon.

Bắp chuối thì sẵn trong vườn nhà, không thì nhà hàng xóm, xin chớ chẳng phải mua; ngoài chợ thì rẻ như rau muống dạt. Thời nay e rằng rau củ quả không biết đâu mà lần, đụng phải hàng Trung Quốc thì có mà toi luôn với dư lượng thuốc trừ sâu, hoá chất bảo quản… Bắp chuối thì vẫn trung trinh, trồng chuối không phải xịt “thuốc”. Dân gian còn cho rằng, bắp chuối ăn tốt, khoẻ, máu huyết lưu thông, giải nhiệt trong mùa nắng nóng. Bắp chuối còn nấu canh chua lươn với khế, còn bóp gỏi với gà xé phay, với tai mũi heo… chế thứ gì cũng bá chấy! Như các cụ xưa miền Trung thường tấm tắc: “Ngon ngậm mà nghe!”.

Bắp chuối mua cả bắp, lột bỏ bớt vỏ già bên ngoài, bào hay xắt ngang, càng mỏng càng ngon. Được bao nhiêu ngâm ngập ngay vào thau nước chanh pha loãng hoặc nước muối để không tiếp xúc không khí, không bị thâm đen mất đẹp.

Cũng phải chăm chút, đừng vin vào thời đại công nghiệp, sợ tốn công mua bì làm sẵn ngoài chợ thì coi như… trật chìa. Phải da heo tươi, làm sạch bon, luộc vừa chín tới là đủ, quá lửa mất độ giòn dai. Xong, xắt sợi to bản như bánh phở nhưng ngắn chừng 5 - 7 phân là vừa… khẩu độ. Dài như sợi bì, sợi mì thì phải dùng răng “chém” thiệt chớ không phải… chém gió mới vừa ngon miệng miếng gỏi bắp chuối da heo.

Đã đi quá nữa chặng đường rồi, nhưng còn một nhịp cuối hoàn thiện, làm chiếc cầu kết nối bắp chuối với da heo luộc: đâm mắm thấm. Tỏi – ớt – đường – chanh đâm cối hoà với nước mắm ngon pha nước âm ấm, nêm vừa ăn; rưới lên bắp chuối xắt, da heo cùng đậu phộng rang giã và rau mùi thái ghém. Cân lường nhóm gia vị trên để điều tiết cho vừa miệng là bí quyết của người pha.

Điều lạ lùng, phải bóp bằng tay hỗn hợp đó mới nên vị, thò đũa xiên vào trộn lại không ngon. Không ai giải thích, nhưng có lẽ bóp chặt tay thì mắm thấm và hương vị từ các nguyên liệu giao thoa tốt hơn mà nên đậm đà.
Ăn chơi đã giòn thơm thanh tao, ăn với bánh tráng nướng càng rôm rốp, thật thú vị.
Bài và ảnh: Ca Dao (SGTT)

Thịt luộc chấm tôm chua Huế



Nguyên liệu:

1/Thịt heo: chọn thịt ba chỉ hoặc thịt chân giò: 500g

2/Tôm chua

3/Chanh, gia vị, ớt.

Cách chế biến:
-Thịt lợn, rửa sạch. Cho vào nồi nước pha chút muối, đun sôi, khi thịt chín, vớt ra để ráo nước. Thái miếng mỏng to bản, bày ra đĩa. Nước thịt luộc có thể hòa cùng ít gia vị, chanh dùng để chan ăn với cơm. Tùy theo sở thích, có người dùng nước để nấu một loại canh khác.
-Chú ý: thịt luộc chấm kèm với tôm chua hoặc chấm với các loại mắm rươi, mắm tép... cùng với , khế, ớt, trái vả, rau thơm, rau mùi, xà lách, rau ngò

Món này quan trọng nhất là rau sống và mắm tôm chua chấm. Ăn với cơm nóng khi trời mưa thì ngon hết sẩy luôn cả nhà ơi!

P/s: Mua tôm chua Huế và trái vả thì đừng quên liên hệ # Tạp hóa món Huế nhé!
090 364 3435 ( Nhật Tâm)
0126 864 7284 ( chị Ý)

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Cách Chọn Trái Vả Ngon

Tiếp theo bài vả trộn Tạp Hóa Món Huế xin mách nước các bạn cách chọn Trái vả ngon nhé!
Thường là phải lựa trái vả còn non ăn mới ngon

Rứa làm răng biết trái mô trái già trái mô con trai  trẻ ?  :)
Nhìn vào cuống nó là biết hết ah. Cuống vả phải xanh, chụm lại là vả còn non. Còn cuống nở ra nhiều là vả đã già nhé
Thêm 1 mẹo nữa  là lựa trái vừa hoặc nhỏ đừng ham trái to, nhỏ và vừa ăn ngọt và chất hơn.
Thường thì nhà hàng hay chọn vả lớn để dễ sơ chế. Nhưng nếu tự nấu thì mua trái nhỏ vừa thôi .




( Theo Nhật Tâm- Tạp Hóa Món Huế)
090 364 3435 -Nhật Tâm

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Vả Trộn Kiểu Huế


Dân dã Vả trộn miền Trung


Xuất thân là món ăn 'nhà nghèo', hương vị thơm ngon lạ miệng, món vả trộn của người Trung đã trở thành đặc sản trong các nhà hàng ở Sài Gòn.
Vả trộn là món ăn ngon miệng, dễ thực hiện và rất phổ biến ở các tỉnh miền Trung. Trái vả thuộc họ sung nhưng trái to và ít vị chát hơn, thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn như ăn sống, nấu canh, kho cá hay trộn gỏi.
Vả trộn tôm thịt ăn kèm bánh đa là món ăn rất phổ biến của người dân miền Trung.
Nguyên liệu:
- 4 quả vả tươi.
- 100g tôm, 100g thịt nạc.
- Hành lá, rau răm, hành phi, vừng, bánh đa nướng.
Cách chế biến:

- Vả tươi luộc vừa chín đến, gọt bỏ vỏ và thái lát vừa ăn.

- Tôm luộc chín, bóc bỏ vỏ. Thịt nạc luộc chín thái sợi nhỏ.

- Phi thơm hành, cho vả vào đảo sơ, tiếp đến cho tôm, thịt vào đảo đều. Cho vào ít hạt nêm, muối, đường rồi trộn đều.

- Cuối cùng cho hành lá, rau răm thái nhỏ và vừng rang vào. Để vả trộn ra đĩa và ăn kèm với bánh đa nướng.
Ngoài chế biến theo cách trộn, vả còn dùng để nấu canh với sườn non hoặc giò cũng rất ngon và bổ dưỡng. Hoặc thái lát mỏng và ăn sống với mắm ruốc Huế.
( Theo Khánh Hòa-Vnexpress)

P/s:Món này các  bà các mẹ cũng hay mua về thay đu đủ nấu như đu đủ hầm giò heo để kích thích tuyến sữa trong thời kì trước và sau sinh.
Nếu cả nhà chưa tìm được chỗ bán trái vả và mắm ruốc Huế cũng như các đặc sản Huế thì đừng ngần ngại gọi điện cho #Tạp hóa món Huế đặt hàng nhé!
090 364 3435 ( Nhật Tâm)

Bánh Canh Nam Phổ Huế


BÁNH  CANH NAM PHỔ
Nam Phổ được biết đến như một địa danh nổi tiếng của Huế về cau Nam Phổ và con gái Nam Phổ. Tuy nhiên đã đến Nam Phổ thì không thể không nhắc đến Bánh canh Nam Phổ Huế. Món bánh canh hấp dẫn, ngon mắt ngon miệng này cách làm cũng không khó đâu nhé. Thử xem nào!

1.Nguyên liệu cho 6-8 người ăn:
-Bột gạo 1 kí, bột lọc 200gr .
-Tôm 400gr, cua 1 kí
-Thịt heo: 300gr
-Gia vị: ném ( hành tăm),hành lá,rau răm,ớt hiểm, ớt bột màu, tiêu,hạt nêm, nước mắm, mắm ruốc Huế
2.  Cách làm:
- Bột gạo hòa với nước theo tỉ lệ 1: 1,5. Sau đó cho vào nồi chưng cách thủy trong nhiệt độ khoảng 60-70độ C tới khi hỗn  hợp sánh lại. Trong thời gian này thì quậy bột đều tay nhé.Đun sôi nước luộc bột. Cho vào bọc ni lông  hỗn hợp trên , cắt 1 phần đuôi bằng chiếc đũa rồi ray vào nồi nước sôi. Để khoảng 2 phút thì vớt bột ra.

-Cua và tôm rửa  sạch, tôm cắt bớt phần đầu và râu, giữ lại đuôi. Sau đó cho cua và tôm  vào nồi nước luộc chừng 10-15 phút rồi vớt ra. Khi luộc nhớ cho thêm ít hạt nêm nhé. Nước luộc xong để lại làm nước lèo .

-Cua lấy phần gạch trộn với hạt nêm và hành tăm xào sơ rồi để riêng.

-Phần thịt cua còn lại  bằm hạt lựu, thịt heo băm nhỏ, tôm lột bỏ vỏ.Sau đó cho hỗn hợp này  chung với hành tăm băm nhuyễn, 1 muỗng cà phê nước mắm và ít ớt bột màu, hạt nêm, tiêu rồi đảo đều cho ngấm gia vị

- Bắc chảo lên bếp, phi hành tăm rồi cho hỗn hợp cua thịt bằm ở trên vào đảo đều. Cho hai thìa cà phê mắm ruốc khuấy đều nước vào cho món ăn thêm đậm đà. Để chừng 3 phút cho thấm gia vị rồi cho nồi nước lèo vào. Khuấy đều bột lọc với nước cho vào từ từ đến khi thấy nước lèo sệt lại vừa đủ. Cho thêm dầu hạt điều màu tạo màu sắc cho món ăn.

3.Trình bày:
-Khi ăn các bạn cho bột gạo vào nồi lượng vừa đủ, múc bột và nước lèo ra tô, rắc thêm rau răm, hành ngò và rắc ít tiêu lên trên mặt. Món này thường kèm 1 chén nước mắm ớt bên cạnh cho người ăn cay. Thêm 1 ít múi chanh  nữa là tuyệt vời.
-Màu sắc bánh canh Nam Phổ hấp dẫn  vị đỏ của màu điều, gạch cua, tôm thịt, màu xanh của rau răm hành ngò, điểm trắng của sợi bánh canh làm chúng ta khó cưỡng lại được . Hương vị ngọt  chất từ thịt cua, tôm thịt cùng vị cay cay nhẹ của ớt Huế, vị thơm bùi của hành tăm và  chua dịu khi thêm chút chanh khiến thực khách ăn một lần mà nhớ mãi.

( Theo Nhật Tâm- Tạp Hóa Món Huế- www.facebook.com/taphoamonhue )

Mách nhỏ: Các bạn có thể tìm mua bánh canh bột gạo làm sẵn cắt sợi ở Tạp Hóa Món Huế nhé! Cách làm là đem bột về chỉ cần luộc lên khoảng 10 phút thấy bột nổi lên là chín.
Giá 20k/kí.
Các loại gia vị như ớt bột màu, ruốc Huế, hành tăm cũng đang bày bán tại Tạp hóa Món Huế.
Gọi ngay 090  364 3435 ( Nhật Tâm)